I. THÀNH PHẦN CỦA PHÂN BÓN LÁ PHYTOSPECTRUM
STT | Tên thành phần | Tỷ lệ (%) |
1 | Nước khử trùng | 41,3 |
2 | Axit humic | 27,5 |
3 | Chiết xuất Yukka Shidiger | 20 |
4 | Axit fulvic | 2,5 |
5 | Các loại axit hữu cơ | 3,7 |
6 | Các chất hữu cơ | 2,5 |
7 | Kali hữu hiệu | 1,25 |
8 | Natri benzoat | 1,25 |
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ PHYTOSPECTRUM
1. Dùng phân bón lá sinh học Phytospectrum để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng
- Pha phân bón lá sinh học Phytospectrum theo tỷ lệ từ 1:2000 đến 1:10.000 (tức là 1ml phân bón lá sinh học Phytospectrum pha với 2 lít đến 10 lít nước);
- Sau khi pha có thể ngâm hạt trực tiếp vào dung dịch hoặc dùng bình xịt lên hạt;
2. Dùng phân bón lá Phytospectrum để phun lên lá, xung quanh gốc cây trồng
Đối tượng cây trồng | Tên cây trồng | Liều lượng | Thời điểm và số lần sử dụng | |
Cây lương thực | Ngô, khoai tây, khoai lang, sắn... | 2- 3ml/ phun 20-25 lít nước, lượng nước 800 - 2.000 lít/ha. | - Giai đoạn ngân hạt. - Giai đoạn deo mạ | |
Lúa | 2- 3ml/ phun 20-25 lít nước, lượng nước 800 - 2.000 lít/ha. | - Giai đoạn ngân mạ : giúp phá vỡ lớp vỏ bên ngoài và nhanh nẩy mầm. - Giai đoạn deo mạ : kích thích bộ rễ, tăng sức đề kháng, kháng các loại vi khuẩn và nấm bệnh, giúp cây luôn được khỏe mạnh. | ||
Cây rau màu | Rau ăn củ | Ớt, dưa leo, dưa hấu, bầu bí, khổ qua, đậu, dâu tây , hành tây, tỏi,gừng, cà tím, các loại …) | 2-3 ml / phun 20-25 lít nước, lượng nước 400 – 600 lít/ha | - Phun 2- 3 lần cho 1 vụ . |
Rau ăn lá | Rau bó xôi, cải ngọt, bông cải, bắp cải, xà lách, húng quế, hành lá, …) | |||
Cây ăn quả | Bưởi, cam, thanh long, ổi, táo, bơ, chôm chôm, sầu riêng, chanh, chuối, ổi, vải, nhãn, táo ta, mãng cầu ... | 2-3 ml / phun 20-25 lít nước, lượng nước 600 – 1000 lít/ha | - Giai đoạn dưỡng lá, dưỡng tược: phun 1 lần - Phun trước khi ra hoa, sau khi đậu quả : 1 lần - Nuôi quả : phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 15/20 ngày/lần. | |
Cây hoa | Hoa cúc, hoa vạn thọ, hoa hồng, hoa huệ, hoa cẩm chướng… | 2-3 ml / phun 20-25 lít nước, lượng nước 600 – 800 lít/ha | - 1 vụ phun 1-2 lần. | |
Cây công nghiệp | Cà phê, tiêu, điều, chè,... |
| - 1 năm phun 3 lần. |
III. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG THÀNH PHẦN TRONG PHÂN BÓN LÁ PHYTOSPECTRUM
1. AXIT HUMIC 27,5%
Axit humic là một thành phần quan trọng của chất hữu cơ trong đất. Chúng được hình thành do sự tích tụ và phân hủy không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí.
- Đối với đất :
- Axit Humic là nền tảng của tất cả các đất đai màu mỡ, duy trì độ phì nhiêu của đất;
- Cải thiện độ ẩm của đất;
- Giúp đất tăng khả năng giữ chất dinh dưỡng và khả năng giữ nước;
- Là nguồn thức ăn cho các vi sinh vật có lợi cho đất;
- Giảm độ mặn vượt quá trong đất.
- Đối với cây :
- Tăng khả năng hút dinh dưỡng trong đất của cây trồng;
- Hạn chế tối đa sự rửa trôi khoáng dinh dưỡng trong đất;
- Axit humic giúp bẻ gãy mối liên kết giữa các chất dinh dưỡng trong đất, làm cho cây trồng dễ hấp thu hơn;
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho rễ nhanh chóng hấp thu và giúp cây trồng phát triển tối ưu;
- Tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón;
- Đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống;
- Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh
- Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…
2. AXIT FULVIC 2,5%
- Axit Fulvic có khả năng hòa tan cao và có khả năng phức hợp linh động với hơn 60 nguyên tố hóa học khác trên một đơn vị khối lượng:
- Tăng khả năng sinh trưởng của thực vật;
- Hòa tan các chất dinh dưỡng vô cơ cho cây;
- Tăng cường chất dinh dưỡng;
- Vận chuyển chất dinh dưỡng dễ dàng và hiệu quả hơn;
- Tăng sự đồng hóa các chất dinh dưỡng;
- Kích thích sự trao đổi chất;
- Giải độc các chất ô nhiễm trong cây;
- Nâng cao khả năng co giãn và cân bằng của tế bào;
- Tăng chuyển hóa protein;
- Phá vỡ tình trạng ngủ đông trên hạt, rút ngắn thời gian nảy mầm, tăng tỷ lệ nảy mầm cao và cải thiện sức đề kháng sớm;
- Ngoài ra nó còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của rễ, cải thiện hô hấp của cây, giảm sự mở khí khổng của lá, giảm sự thoát hơi nước của cây trồng, điều chỉnh hoạt động của một số enzyme, như thúc đẩy peroxidase và ức chế IAA và tương tự.
3. CÁC LOẠI AXIT HỮU CƠ VÀ CARBOHYDRATE 6,2%
- Các axit hữu cơ bao gồm:
+ Axit oxalic, Axit malonic, Axit pentanoic 1,5, Axit N-butyric, Axit ferulic, Axit axetic
+ Alpha-Ketoglutarate L-Arginine, Betaine hydrochloride, L-histidine, L-arginine, L-aspargat, DL-metoionin, L-tryptophan
- Tác dụng đối với đất và cây trồng:
+ Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và vi sinh vật:
Chất hữu cơ đất đều chứa các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N. Vì vậy chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.
Là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.
Chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng…
+ Duy trì và bảo vệ đất:
Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.
Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.
4. KALI HỮU HIỆU 1,25%
- Cây chắc, khỏe, chống đổ ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng tính chống rét, thúc đẩy ra hoa, hoa có màu sắc tươi tắn.
1. Vai trò chung của kali
Tăng khả năng hút nước và dinh dưỡng của rễ cây
- Tăng khả năng sử dụng ánh sáng cho cây trồng trong điều kiện ít nắng
- Thúc đẩy quá trình tổng hợp đạm trong cây, làm giảm tác hại của việc bón nhiều đạm, nhanh chóng chuyển hóa đạm thành protein
- Giúp cây giữ nước tốt hơn, tăng khả năng chống hạn nhờ tăng cường hydrat hóa các cấu trúc keo của huyết tương và nâng cao khả năng phát tán của chúng.
- Tăng cường sức chịu rét và chống chọi qua mùa đông nhờ tăng lực thẩm thấu của tế bào
- Tăng cường khả năng kháng nấm và bệnh
- Tăng khả năng chống chịu cho cây trồng trước các điều kiện thời tiết bất lợi như rét, hạn , úng, sâu bệnh.
2. Vai trò Kali đối với từng loại cây
- Cây công nghiệp ngắn ngày: K giúp tăng nang suất và khả năng chống chịu sâu bệnh
- Rau ăn lá: K là tăng chất lượng rau quả, giảm tỷ lệ thối nhũn và hàm lượng nitrat
- Cây ăn quả: K làm tăng quá trình phân hóa mầm non, giảm tỷ lệ rụng, tăng tỷ lệ đậu quả, nâng cao chất lượng nông sản thông qua quá trình tích lũy đường, vitamin, giúp màu sắc quả đẹp hơn, hương vị quả thơm hơn, làm tăng khả năng bảo quản nông sản
3. Biểu hiện của cây khi bị thiếu Kali
- Làm dư thừa đạm: làm cây trồng dễ mắc các nấm gây hại, gây ngộ độc cho cây;
- Đối với cây lấy hạt: làm tăng tỉ lệ hạt lép; giảm tỷ lệ nảy mầm và sức sống của hạt giống;
- Cây ăn quả: cho trái nhỏ, quả dễ bị nứt, vỏ già;
- Biểu hiện thiếu Kali :
+ Lá cây già trở nên vàng sớm, lá bị khô bắt đầ từ mép lá và lan rộng ra toàn bộ lá, sau đó lá bị khô cháy. Cây bị thối rễ, phát triển còi cọc, thân yếu, dễ bị đổ ngã.
Hình ảnh lá cây khi bị thiếu Kali
Cây bị thiếu Kali màu lá sẽ dần chuyển sang vàng
+ Các quá trình sinh hóa, trao đổi chất của cây trồng bị chậm lại
+ Làm giảm năng suất quang hợp, ảnh hưởng đến chấ lượng mùa màng.
4. Biểu hiện của cây khi bị thừa Kali
- Dư thừa Kali gây ra tình trạng đối kháng ion, làm cây không hút được đầy đủ chất dinh dưỡng khác như Magie, Nitrat…
- Dư thừa ở mức cao làm tăng áp suất thẩm thấu của môi trường đất, ngăn cản sự hút nước và chất dinh dưỡng
- Làm cây xanh teo rễ.
5. NATRI BENZOAT 1,25%
- Đặc tính của natri benzoat: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm men hoặc nấm mốc.
6. CHIẾT XUẤT YUKKA SGIDIGER 20%
- Trong cây yucca có hợp chất saponin rất đặc biệt, Saponin khi thủy phân tạo ra glycon gốc đường (glucose, arabinose, xylose, và axit glucoronic) và aglycon (gốc sapogenin, bao gồm saponin trung tính và saponin axit)
- Tác dụng của chiết xuất cây Yucca:
+ Phân hủy xác, bã động thực vật => tạo độ xốp, tăng lượng mùn trong đất giúp cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất;
+ Hấp thụ nhanh những loại khí độc như NH3, H2S… => Tạo môi trường sạch cho đất;
+ Diệt nấm, vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cây trồng.
7. NƯỚC KHỬ TRÙNG 41,3%
IV. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN BÓN LÁ SINH HỌC PHYTOSPECTRUM
- Phun thời điểm chiều mát, không phun lúc trời mưa hoặc quá nắng;
- Có thể có thể kết hợp cùng với các loại thuốc bảo vệ thực vật;
- Có thể tùy ý điều chỉnh nồng độ 2-3 lần khi phun (tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và giai đoạn sinh trưởng của cây).
V. CẢNH BÁO AN TOÀN VÀ BẢO QUẢN
- An toàn với người và động vật;
- Bảo quản trong điều kiện nơi khô giáo, thoáng mát;
- Tránh xa tầm tay của trẻ em;
- Không được uống.