Trồng vừng liên kết, hướng đi bền vững trong tương lai

Trồng vừng liên kết, hướng đi bền vững trong tương lai

Trồng vừng liên kết, hướng đi bền vững trong tương lai

10:44 - 20/10/2020

Cây trồng lợi thế

Ngày 9/10, thực hiện thỏa thuận hợp tác với Viện Kinh tế Nông thôn Hàn Quốc (KREI), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Sở NN-PTNT Nghệ An tổ chức hội thảo “Sản xuất vừng bền vững Việt Nam – Hàn Quốc”.

Hội thảo nhằm mục tiêu chia sẻ, thảo luận các kết quả nghiên cứu về sản xuất, chế biến, thương mại do các chuyên gia Hàn Quốc và Việt Nam cùng thực hiện, đồng thời kiến nghị để xây dựng dự án hỗ trợ sản xuất vừng bền vững tại địa bàn Nghệ An.

Thông tin thực trạng sản xuất cây vừng tại Việt Nam, Cục Trồng trọt nhận định vừng là giống cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn ngày cho giá trị dinh dưỡng cao.

Hạt vừng có hàm lượng dầu và protein cao nên được sử dụng nhiều để chế biến làm thức ăn. Đặc biệt, vừng có nhiều lợi thế so với cây trồng khác nhờ đặc tính dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn (khoảng 70 – 80 ngày), phát triển tốt ở điều kiện nắng nóng khô hạn, đồng thời gieo trồng hiệu quả trên các vùng đất bạc màu, thiếu nước, ít đòi hỏi thâm canh.

Từ những yếu tố trên, ngành nông nghiệp xác định vừng là một trong những cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu trầm trọng khiến tình trạng hạn hán ngày càng khốc liệt.

Qua khảo sát tại Việt Nam, nhờ khả năng thích nghi rộng, dễ trồng, kinh phí đầu tư thấp, phù hợp với khả năng kinh tế của nhà nông nên vừng được trồng trên hầu hết các vùng sinh thái. Dù vậy, từ năm 2015 trở lại đây diện tích vừng cả nước có chiều hướng giảm mạnh, từ 54,84 nghìn ha xuống còn 31,18 nghìn ha (2019), năng suất bình quân khá thấp, tầm 0,8 tấn/ha.

 vừng được trồng trên hầu hết các vùng sinh thái. Dù vậy, từ năm 2015 trở lại đây diện tích vừng cả nước có chiều hướng giảm mạnh, từ 54,84 nghìn ha xuống còn 31,18 nghìn ha (2019), năng suất bình quân khá thấp, tầm 0,8 tấn/ha.

Quá trình hợp tác được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi bền vững cho cây vừng trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.
Quá trình hợp tác được kỳ vọng sẽ mở ra hướng đi bền vững cho cây vừng trong tương lai không xa. Ảnh: Việt Khánh.

Nguyên nhân giảm là do người dân vẫn xem vừng là cây trồng phụ nên chưa thực sự quan tâm. Hạn chế từ công tác nghiên cứu, chọn tạo giống và các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng góp phần không nhỏ. Ngoài ra phải tính đến tác động của yếu tố thời tiết, hạn hán kéo dài, mưa lụt thất thường thực sự gây khó khăn nhất định cho người nông dân.

Đáp ứng nhu cầu 

So với các nước phát triển thì Việt Nam có mức tiêu thụ dầu thực vật rất thấp, chỉ trên 7 kg/người/năm, trong khi khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) là 13,5 kg/người/năm.

Ông Lê Quốc Thanh nhấn mạnh, thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Quốc gia sẽ trao đổi, phối hợp chặt chẽ với chuyên gia Hàn Quốc, các nhóm nghiên cứu nhằm xây dựng bộ khung hoàn thiện. Đây không chỉ là dự án ODA bình thường mà thể hiện được tầm nhìn cho chuỗi ngành hàng, qua đó khẳng định được giá trị hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc.
 
 
Chia sẻ:
Đưa Dự án Nhà máy Điện gió Kon Plông vào quy hoạch chung thị trấn Măng Đen
Kon Tum cấp chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy điện gió Kon Plông 3.500 tỷ đồng
Thành Phát và Feager ký thỏa thuận hợp tác thực hiện Dự án Giảm thiểu phát thải CO2 trong nông nghiệp tại Đông Nam Á
Thi đua phát động đẩy nhanh tiến độ công trình nút giao An Phú, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, hầm chui Nguyễn Văn Linh
Đoàn cán bộ cấp cao tỉnh Kon Tum làm việc với thành phố Sukumo (tỉnh Kochi, Nhật Bản)